• Podcast: Tập 7 — Hãy xem có gì bên trong lớp học theo phương pháp học tập kết hợp

    podcast

    Chào mừng quý vị đến với tập 7 của podcast Nghệ thuật của sự học hỏi. 

    Hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi với Tiến sĩ Trần Hương Quỳnh về tình hình giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, về phương pháp học tập kết hợp cũng như những lợi ích của các phương pháp giảng dạy hiện đại. Tiến sĩ Quỳnh hiện đang là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ học Anh, Khoa Sư phạm Tiếng Anh thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

    Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lý lịch của Tiến sĩ Quỳnh trong vai trò nhà giáo dục và ảnh hưởng từ chương trình của Pearson tới hoạt động giảng dạy của cô (1:03), vị thế ngày một nâng cao của việc học tiếng Anh tại Việt Nam (2:34), những động lực học tiếng Anh tại Việt Nam (4:28), phương pháp dạy tiếng Anh của Pearson đã giúp người học hướng tới tương lai thành công ra sao (6:05), những lợi ích của phương pháp học tập kết hợp (8:22), giá trị của việc tạo không khí vui vẻ trong khi học tiếng Anh (10:18), những thách thức của mô hình học tập kết hợp và trực tuyến (10:48), những đối tác mà Tiến sĩ Quỳnh cộng tác để cải thiện phương pháp giảng dạy kết hợp của mình (11:57), tác động của đại dịch COVID-19 tới hoạt động giáo dục tại Việt Nam (13:34), vai trò của công nghệ trong thế giới hậu COVID-19 (15:33) cùng nhiều nội dung khác. 

    read more
  • Podcast: Tập 2 — Phác họa một trường học toàn cầu điển hình tại Đông Nam Á

    image

    Chào mừng các bạn đến với tập 2 của podcast Nghệ thuật của sự học hỏi, do Pearson châu Á thực hiện. 


    Chương trình hôm nay của chúng ta có sự tham gia của bà Lê Thị Phượng Liên, Phó giám đốc bộ phận Giáo dục quốc tế thuộc chương trình BTEC tại Trường cao đẳng Việt Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, để cùng thảo luận về sức mạnh của giáo dục hướng nghiệp và tầm quan trọng của việc liên kết văn bằng với công việc. 


    Chúng tôi sẽ giới thiệu về Trường cao đẳng Việt Mỹ (1:23), thảo luận những lý do khiến văn bằng BTEC của Pearson có giá trị nổi bật (4:34), tầm quan trọng của sự hướng dẫn từ các đối tác giáo dục (6:39), phản hồi của sinh viên với phương pháp học tập thực hành (9:07) và bà Lê Thị Phượng Liên sẽ tư vấn về cách triển khai chương trình văn bằng BTEC tại cơ sở đào tạo của các bạn (10:53).

    read more
  • PODCAST: Tập 1 – Phương pháp “mua sách để luyện thi” có còn phù hợp nữa không?

    image

    Chào mừng các bạn đến với tập 1 của podcast Nghệ thuật của sự học hỏi, do Pearson châu Á thực hiện. 


    Tham gia cùng chúng ta trong tập này có Bà Kayo Taguchi, Quản lý danh mục ELT của Pearson châu Á và Ông Stuart Connor, Giám đốc khảo thí và văn bằng của Pearson châu Á. Chúng ta sẽ cùng thảo luận lý do vì sao việc liên kết phần mềm giáo dục với hoạt động đánh giá lại có vai trò quan trọng, cũng như cách thức phương pháp này mang lại kết quả kiểm tra tốt hơn cho nhiều loại văn bằng chứng chỉ. 


    Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về tác động của đại dịch COVID-19 tới các vai trò hàng ngày của họ (1:16), khao khát học tiếng Anh trên toàn châu Á (2:22), liệu các phương pháp giảng dạy truyền thống đã lỗi thời hay chưa (4:51), ý tưởng liên kết phần mềm giáo dục với hoạt động đánh giá (8:18), tác động của dữ liệu và kết quả phân tích tới hoạt động dạy và học (11:48) và cuối cùng, chúng ta sẽ chia sẻ về những lời khuyên và chiến lược để thích ứng với môi trường giảng dạy hiện đại (15:42). 


    Hãy cùng lắng nghe nào.

    read more
  • PODCAST: Tập 8 — Tính công bằng của các thuật toán

    image

    Chào mừng quý vị đến với tập 8 của podcast Nghệ thuật của sự học hỏi. 
     
    Chương trình hôm nay có sự tham gia của Tiến sỹ Rose Clesham, Giám đốc Đo lường & Tiêu chuẩn Học thuật (Khảo thí Tiếng Anh) của Pearson. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự công phu của chương trình Khảo thí trực tuyến (eAssessment) và tính công bằng của các thuật toán, cũng như hiệu quả của bài thi trên máy tính. 
     
    Chúng ta sẽ trò chuyện về kinh nghiệm của Tiến sỹ Clesham trong việc xây dựng các bài kiểm tra theo chương trình quốc gia, cũng như các tài liệu đánh giá đầu vào và đánh giá quá trình (0:57), nền tảng kiến thức về độ chuẩn xác của công tác khảo thí (3:46), những phát triển mới nhất về trí tuệ nhân tạo trong Khảo thí trực tuyến (eAssessment) (8:11), những thách thức liên văn hóa trong việc phát triển và thực hiện đánh giá chuẩn hóa và thống nhất (14:43), những thách thức trong việc đảm bảo rằng thuật toán không bị ảnh hưởng bởi thành kiến của lập trình viên (17:07), giảm bớt những điều lo sợ của học viên trong bài thi trên máy tính (23:11) và nhiều nội dung khác. 

     

    read more