Dữ liệu và phân tích đang thay đổi cách chúng ta học tiếng Anh như thế nào

Untitled Document

Với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng gia tăng trên khắp châu Á, những đổi mới trong công nghệ học tập đang làm thay đổi cách các nhà giáo dục trong khu vực đối mặt với thách thức trang bị cho những người không phải là người bản ngữ một trình độ tiếng Anh vừa đủ để thành công trong học thuật cũng như trong công việc.

Chức năng học tập có sự hỗ trợ từ công nghệ tăng cường cho phép giáo viên thu thập và phân tích hiệu quả học tập của học sinh gần với thời gian thực, đồng thời sử dụng dữ liệu đó để tuỳ chỉnh trải nghiệm học tập. Chức năng này có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức giáo viên và học sinh tiếp cận việc giảng dạy tiếng Anh (ELT), đồng thời mang lại lợi ích cho những người đam mê học tiếng nhất trong khu vực.

Ông Stuart Connor, Giám đốc Pearson châu Á phụ trách quản lý chất lượng và đánh giá cho biết: Các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam và Thái Lan có “nhu cầu và khao khát học ngôn ngữ đặc biệt lớn”, chủ yếu do quan điểm cho rằng việc có khả năng hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, là động lực mạnh mẽ và chủ yếu cho sự thăng tiến trong công việc.

Chính phủ của cả hai quốc gia này có nhận thức khá rõ rệt về nhu cầu này và đang xây dựng những chương trình giảng dạy và dạy nghề tiếng Anh nhằm cung cấp cho công dân của họ những hỗ trợ cần thiết để phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu. Họ “nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự thịnh vượng trong tương lai, thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà phát triển và thu hút thêm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,” Stuart nói thêm.

Và tất nhiên, các bước chuẩn bị cho người học tiếng Anh đón nhận một tương lai thành công bao gồm chuẩn bị các tài liệu, môi trường học tập và bằng cấp phù hợp. Vẫn theo ông Stuart, cần thiết lập các chuẩn đối sánh thành công cao, chẳng hạn: sử dụng tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn tiếng Anh quốc tế (Tiếng Anh là Ngôn ngữ Thứ hai) và hướng tới trình độ B1, hoặc trung cấp, được đo lường trong Khung Tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).

Đào sâu phân tích dữ liệu

Chúng ta biểu dương tinh thần của những mục tiêu đầy tham vọng nhưng cũng không quên đặt ra những câu hỏi dưới đây:

  • Học sinh bắt đầu hành trình học ngôn ngữ ở cấp độ nào?
  • Có đủ thời gian để học sinh đạt đến trình độ kỳ vọng trước khi tốt nghiệp hay không?
  • Giáo viên có đủ trình độ hoặc kỹ năng để có thể truyền dạy các kỹ năng cần giảng dạy hay không?
  • Giáo viên có đủ tài nguyên cần thiết để có thể thúc đẩy cải tiến hay không?

Vì vậy, việc thu thập và phân tích dữ liệu học tập, năng lực, trình độ là một hợp phần ngày càng quan trọng trong tập hợp các công cụ của nhà giáo dục. Bà Kayo Taguchi, Quản lý Danh mục ELT của Pearson Châu Á cho rằng: Nhu cầu của học sinh là khác nhau, nên việc có lộ trình học tập riêng cho mỗi học sinh là rất quan trọng. Biết được chính xác trình độ thực sự của mỗi học sinh và đặt mục tiêu tiến bộ rõ ràng trong một khoảng thời gian cụ thể là chìa khóa để quản lý sự phát triển ngôn ngữ của họ.

Bà nói thêm: “Mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Trong cùng một lớp học, bạn có thể có người học nhanh, người học chậm. Mỗi học sinh lại có thể mạnh và khó khăn riêng cần được xác định rõ”.

Chúng ta có thể thực hiện điều này nhờ thu thập và phân tích dữ liệu liên tục, cho phép xác định điểm mạnh và điểm yếu ở cấp độ chi tiết nhất. Khi thông tin này được đánh giá trong quá trình học tập, nó sẽ giúp tạo ra một vòng phản hồi cho phép xây dựng trải nghiệm học tập độc đáo, tuỳ chỉnh và hiệu quả cho học sinh. Stuart lưu ý thêm: “Đưa ra phản hồi cho việc dạy, học, đánh giá là một chu trình tiếp diễn.”

Theo Kayo, việc có mức độ hiểu biết sâu sắc là chìa khóa để giữ lửa học tập cho những học sinh nhiệt tình và hăng hái. Bà cũng cho biết: “Việc có thể xác định điểm mạnh và khó khăn của từng cá nhân sẽ giúp các nhà giáo dục tiếp thêm động lực học sinh,” và rằng môi trường học tập có công nghệ hỗ trợ là vô cùng hữu ích cho quá trình này.

Tương lai của việc học ngôn ngữ

Vậy, công nghệ hỗ trợ cho các nhà giáo dục trong công cuộc dạy học tốt hơn như thế nào? Stuart cho biết: “Pearson sử dụng rất nhiều công cụ, bao gồm cả trí thông minh nhân tạo, để thu thập và phân tích dữ liệu về quá trình học tập để giải mã các mẫu và tạo ra chân dung của một lớp học cũng như của từng học sinh theo quy mô và tốc độ học tập khác nhau.

Việc Pearson sở hữu các năng lực phân tích dựa trên dữ liệu có nghĩa là họ có khả năng thu thập các chi tiết cụ thể cũng như trình bày thông tin nhanh chóng và theo cách mà giáo viên có thể hiểu được. Sau đó, họ có thể sử dụng kiến thức đó để đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến cách thức dạy học, cách họ tập trung và quản lý phương pháp tiếp cận mỗi người học.

Ví dụ: Pearson sử dụng công nghệ học máy để chấm điểm nhanh chóng và chính xác các bài kiểm tra cũng như phân tích hiệu quả học tập của học sinh theo các kỹ năng độc lập, thậm chí theo các kỹ năng nói khác nhau. Nếu học sinh có điểm yếu, ví dụ như: chỉ có thể nói ở một trình độ nhất định trong một ngữ cảnh nào đó, học sinh sẽ nhận được phản hồi và gợi ý, nhờ đó, các phần cụ thể của chương trình học có thể giải quyết hiệu quả điểm yếu này ở cấp độ kỹ năng tương ứng. Tất cả công việc đều có thể thực hiện nhờ vào công nghệ mà không cần có sự can thiệp của con người.

Các nhà giáo dục cũng sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới công tác đào tạo, thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả học tập từ xa - những khả năng đang dần trở nên quan trọng hơn. Stuart cho biết: “Chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy của mình do đại dịch COVID-19, chưa bao giờ chúng tôi phải chạy hết tốc lực và chuyển sang phương thức học từ xa và học trực tuyến như bây giờ”.

Pearson đang thích nghi với thực tế mới của một thế giới có mức độ kỹ thuật số ngày càng cao bằng cách tích hợp đánh giá vào các khóa học. Bạn có thể truy cập kỹ thuật số các khoá học này thông qua các nền tảng học tập của công ty.

Cuối cùng, rõ ràng rằng, dù thế giới có thay đổi ra sao khi chúng ta bước vào trạng thái “bình thường mới", thì ảnh hưởng của công nghệ và dữ liệu đến ngành sư phạm là có thật và còn mãi.